Đây không phải là tuyến đường duy nhất có người lang thang,àomớidứtđiểmchuyệnngườigiàtrẻemxinăsữa rửa mặt innisfree xin ăn tập trung đông, nhiều khu vực giáp ranh giữa các quận - huyện, TP.Thủ Đức hay các khu vực gần cơ sở tôn giáo, bến xe, chợ truyền thống… cũng có tình trạng này.
Song có điểm đáng lưu ý là người lang thang, xin ăn chủ yếu là người già và trẻ nhỏ, chưa kể còn có tình trạng chăn dắt, trục lợi. Điều này đáng báo động, nhất là khi trẻ em hằng ngày phải đối diện rất nhiều khắc nghiệt của đời sống và những nguy cơ về bạo lực, xâm hại, trong khi ở tuổi các em đáng lẽ phải được học hành, vui chơi, phát triển.
Nhận thấy được thực trạng về người lang thang, xin ăn trên địa bàn, hồi tháng 3.2023, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định 812 về quy định cơ chế phối hợp tập trung trẻ em, người lang thang, xin ăn và đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác, cụ thể gồm: người sinh sống nơi công cộng; trẻ em, người lang thang xin ăn, xin tiền dưới bất kỳ hình thức nào như đàn hát để xin, giả danh tu sĩ Phật giáo để đi khất thực hoặc những hành vi đi xin nhưng có tính đối phó khi kiểm tra như bán vé số, bán bánh kẹo...
Ở quyết định này có điểm rất mới, chính là thành lập tổ công tác phường, xã, thị trấn để làm nhiệm vụ giải quyết, tập trung người lang thang, xin ăn vào các cơ sở hỗ trợ xã hội. Điều này cho thấy sự nhấn mạnh vai trò quản lý địa phương, cụ thể là hoạt động giám sát, kiểm tra của chính quyền các cấp. Thực tế, đã có nhiều ý kiến cho rằng lâu nay vấn đề giải quyết thực trạng người già, trẻ em lang thang xin ăn chưa dứt điểm là do thiếu sự quyết tâm của các địa phương.
Tự thân ngành LĐ-TB-XH không thể nào giải quyết dứt điểm thực trạng này nếu không có sự đồng hành của các đơn vị liên quan và gia đình, xã hội. Các cơ quan chức năng cũng cần tính toán lại các chính sách về tạo cơ hội việc làm, thực hiện hiệu quả hơn công tác trợ giúp xã hội để người lang thang, xin ăn không trở lại lang thang, xin ăn.